Bệnh Tiểu Đường (diabetes Mellitus = Dm)

Bệnh Tiểu Đường (Diabetes mellitus = DM)

Bệnh Tiểu Đường là một căn bệnh mãn tính hoàn toàn và có liên quan đến suy thiếu, hay kháng insulin (một loại nội tiết tố chuyển hóa glucose vào tế bào),


đặc tính bởi rối loạn biến dưỡng các tinh bột (carbohydrate), chất đạm (protein), và chất béo (fat). Đây là những nguyên nhân dẫn đến tử vong tại Hoa Kỳ và các nước trên thế giới.

Hội chứng này là một yếu tố đóng góp vào ước chừng 50% cho bệnh nạn:  nhồi máu cơ tim (myocardial infarctions)


và khoảng 75% cho tai biến mạch máu não (strokes).,


cũng như bệnh bại thận (renal failure)


và bệnh mạch máu ngoại vi (peripheral vascular).


Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến mù mắt (blindness).


Bệnh Tiểu Đường (DM) xảy ra trong 4 dạng và được phân loại bởi y lý: Loại 1, loại 2, những loại xác định, và loại thời kỳ thai nghén. Loại 1 cũng được chia ra làm hai: a) Tiểu đường miễn trung gian (immune-mediated diabetes). b) Tiểu đường tự phát (idiopathic diabetes). Những bệnh nhân trước đây trong loại 1 bị chuyển qua loại này. Trẻ em và thanh thiếu niên với loại 1 miễn trung gian phát triển rất nhanh ketoacidosis (hai chất acidosis và ketosis đồng bộ xảy ra), nhưng phần nhiều người lớn loại này qua kinh nghiệm chỉ nhịn đói trung bình cho lượng đường nhiều trong máu, trừ khi phát triển bị nhiễm trùng (infection) hoặc qua kinh nghiệm bị căng thẳng (stress). Những bệnh nhân loại 1 Tiểu đường tự phát (idiopathic) có khuynh hướng bị ketoacidosis.

        Phần lớn những bệnh nhân tiểu đường với loại 2 là béo phì (obese). Những loại bệnh tiểu đường được xác định khác (other specific types) bao gồm những người có bệnh tiểu đường như là kết quả khiếm khuyết từ di truyền, bẩm sinh (a genetic defect), tuyến nội tiết tố bị hư hại (endocrinopathies), hoặc phơi bày qua các loại thuốc rõ rệt hay các hóa chất. Tiểu đường thai nghén chỉ có trong thời kỳ mang thai, trong loại tiểu đường này lượng chỉ số glucose cao chịu đựng được và thường thì trở lại bình thường sau khi sanh.

        Những nguyên nhân và tỷ lệ mắc phải bệnh.

        Tiểu đường ảnh hưởng ước chừng 6% dân số tại Hoa Kỳ, và chừng phân nửa dân số chưa được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở phụ nữ và gia tăng theo tuổi cao. Loại 2 được xem như 90% trong các trường hợp.

        Trong tiểu đường loại 1, tế bào Beta trong lá Mía (pancreas) bị hư hại hoặc khiếm khuyết ngay từ đầu tiên trong chức năng Beta-cell và đưa đến kết quả không sản xuất ra insulin, do đó không thực hiện được việc chuyển vận glucose.

        Tiểu đường loại 1 miễn trung gian (immune-mediated) là nguyên nhân bởi sự hủy hoại tế bào trung gian của tế bào Beta lá mía. Tỷ lệ hủy hoại tế bào Beta thường cao ở trẻ em hơn người lớn. Tiểu đường tự phát (idiopathic) hình thành không rõ nguyên nhân. Những bệnh nhân dạng này không có dấu chứng hệ đề kháng tự động và không sản xuất insulin.

        Trong loại tiểu đường loại 2, tế bào Beta phóng thích insulin, nhưng loại tiếp nhận (Receptors) thì kháng lại insulin và chuyển tải glucose thì không ổn định và hiệu quả. Những yếu tố nguy hại cho loại 2 bao gồm như sau:

  • Béo phì (obesity) ngay cả gia tăng phần trăm các chất béo trên thân thể dồn vào trước tiên ở vùng bụng. Nguy cơ làm giảm cân và thuốc trị liệu.
  • Thiếu hoạt động cơ thể.
  • Bệnh sử của tiểu đường mang thai.
  • Cao áp huyết
  • Dân da mầu, Mễ Tây Cơ, Á Châu Thái Bình Dương, Á-Mỹ, hoặc dân Mỹ bản xứ.
  • Bệnh sử gia đình bị tiểu đường nặng.
  • Trên 45 tuổi.
  • Mỡ đạm cao (HDL) thấp hơn 35 và mỡ đa dạng (Triglyceride) cao hơn 250.
  • Hư hại nặng sức chịu đựng glucose (IGT) thí nghiệm

 

        Dấu hiệu xảy đến cho người cao niên

        Thân thể con người cũng lão hóa theo tuổi tác, những tế bào trở nên kháng insulin nhiều hơn, do đó giảm đi khả năng biến dưỡng tiêu hóa đường của người lớn tuổi. Thêm vào đó việc phóng thích insulin từ những tế bào Beta của lá Mía (pancreas) cũng giảm và chậm trễ. Những diễn tiến bao gồm trên tạo ra kết quả thặng dư đường glucose (hyperglycermia) . Ở trong người bệnh nhân cao niên sự tập trung bất thình lình của đường glucose làm nguyên nhân gia tăng và kéo dài thêm lâu ngày bị cao tiểu đường (hyperglycermia).

        Những loại bệnh tiểu đường khác có tính đặc thù và kết quả thay đổi tùy vào nhiều điều kiện, như ảnh hưởng bẩm sinh do di truyền khiếm khuyết của những tế bào Beta hoặc bệnh Nội tiết tố (endocrinopathies) hay từ sử dụng hoặc tiếp xúc các loại thuốc hay hóa chất. Tiểu đường thai nghén được xem như hiện tại bất cứ khi nào bệnh nhân có sự thay đổi độ bất bình thường trong thời kỳ mang thai. Dạng này có thể do hậu quả của sự lên cân và gia tăng chỉ số nữ kích thích tố (estrogen) và hóc môn nhau (placenta), đây là nguyên nhân tạo đối kháng insulin.

        Insulin chuyển tải glucose vào trong tế bào để dùng như năng lượng và chứa như kích thích tố (glycogen) giúp lá Mía trung hòa tiết insulin. Nó cũng kích thích chất đạm tổng hợp và chứa những acid béo vào tế bào. Suy yếu insulin hợp cùng với những mô bào trong thân thể tăng thêm sự nuôi dưỡng cần thiết như nguồn nhiên liệu và tồn trữ.

        Những biến chứng phức tạp

  • Gây nên bệnh tim mạch (Cardiovascular)
  • Bệnh mạch máu ngoại vi (Peripheral vascular)
  • Bệnh võng mạc (Retinopathy)
  • Bệnh thận (Nephropathy)
  • Nhậy cảm dễ mắc bệnh da, nhiễm trùng đường tiểu và viêm sưng âm đạo

        Những triệu chứng và dấu hiệu

Bệnh tiểu đường có thể bắt đầu đột ngột với keto và acid (ketoacidosis, dư acid béo tụ trong gan được biến đổi qua ketones sau đó tích tụ trong nước tiểu và máu, tạo ra huyết thanh pH giảm xảy ra biến hóa thành acidosis) hoặc insidiously (bệnh insidious đến rất chậm và không có triệu chứng ban đầu rõ rệt). Phần lớn triệu chứng chung là mệt mỏi như thiếu sinh lực trong trạng thái xáo trộn biến dưỡng tiêu hóa. Thiếu insulin gây nên dư đường trong máu (hyperglycermia), gây rút những chất lỏng từ các mô bào trên thân thể, tạo ra thấm lọc (osmotic) tiểu nhiều, mất nước, khát nước nhiều, các màn niêm mạc bị khô, các tế bào da bị hư tổn, vì thế trong số nhiều bệnh nhân không rõ bị mất cân.

       Dấu hiệu xảy đến cho người cao niên

        Không nhận thấy khát nước nhiều, bởi vì hệ thống biến dưỡng khả năng yếu kém, bệnh nhân cao niên có thể không báo cáo triệu chứng khát nhiều, dấu chỉ xác nhận biểu hiện rõ bệnh tiểu đường ở lớp người trung niên hoặc trẻ hơn.

        Trong những ca bệnh về ketoacidosis và hyperosmolar (cường thấm lọc rút nước bệnh tiểu đường không đính kèm theo hội chứng ketotic), sự loại nước có thể do nguyên nhân suy kém tuần hoàn máu trong thân thể và gây sốc (shock) tấn công mãnh liệt. Đường glucoses bị thoát qua đường tiểu thường gây ra mất cân và đói cho bệnh tiểu đường loại 1, ngay cả bệnh nhân ăn ngấu nghiến nhiều.

        Bệnh tiểu đường bị lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng cho các bệnh khác như: bệnh hư võng mạc mắt (retinopathy), bệnh hư thận (nephropathy), bệnh xơ vữa động mạch máu (atherosclerosis), bệnh giây thần kinh ngoại vi và tự động (peripheral and autonomic neuropathy). Thần kinh ngoại vi bệnh thường ảnh hưởng đến bàn tay và chân có thể gây nguyên nhân tê hay đau (numbness or pain). Riêng bệnh thần kinh tự trị (autonomic neuropathy) xảy ra cho chính thần kinh trong vài cách, bao gồm như: tê liệt một phần bao tử (gastroparesis) dẫn đến trì trệ trống bao tử, và có cảm giác như nôn (nausea) và đầy bụng sau khi ăn, tiêu chảy về đêm, bất lực (impotence), và suy yếu cương cứng.

        Bệnh tiểu đường làm hư hại hệ thống đề kháng nhiễm trùng của bệnh nhân, dễ bị nhiễm trùng ở da, đường tiểu và viêm sưng âm đạo. Chất đường glucose chứa trong biểu bì (epidermis) và nước tiểu tạo giúp vi trùng phát triển sinh sôi lớn mạnh.

        Chẩn đoán bệnh tiểu đường (diagnosis)

        Căn cứ vào Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ (ADA), bệnh tiểu đường (DM) có thể được chẩn đoán nếu bất cứ những dấu hiệu  triệu chứng tồn tại như sau:

  • Những triệu chứng của bệnh tiểu đường: tiểu nhiều, khát nhiều, và xuống cân không giải thích. Thêm một ngẫu nhiên không nhịn đói (non-fasting) chỉ số đường trong máu lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dl theo những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
  • Chỉ số máu đường lúc nhịn đói (fasting- không ăn uống trước đó ít nhất 8 tiếng giờ), lớn hơn hay bằng 126 mg/dl.
  • Huyết tương đường (plasma glucose) trị số trong 2 tiếng giờ bằng thử nghiệm mẫu sức chịu đựng qua thuốc uống lớn hơn hay bằng 200 mg/dl. Thử nghiệm này phải được thực hiện sau khi uống một hàm lượng đường 75g. của  anhydrous  glucose (đường khan). Nếu kết quả có vấn đề? Chẩn đoán phải được xác định và lập lại thử nghiệm vào một ngày khác. Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ cũng đề nghị một số hướng dẫn thí nghiệm theo sau:

  • Thử nghiệm máu đường 3 năm một lần cho mọi người từ 45 tuổi trở lên mặc dầu không có các triệu chứng về bệnh tiểu đường.
  • Thử nghiệm ngay tức khắc cho những người có những triệu chứng cố định.
  • Những nhóm người có nguy cơ cao phải được thử nghiệm thường xuyên. Những cá nhân với sức chịu đựng đường (glucose) hư hại, thường có chỉ số bình thường, trừ khi thử nghiệm qua ăn uống có chất ngọt đường như một miếng bánh ngọt hay một ly nước cam; sau 2 tiếng đồng hồ chỉ số đường phải từ 140 đến 199 mg/dl. Những cá nhân này có chỉ số bất bình thường đường (glucose) khi nhịn đói giữa 110 và 125 mg/dl. Bởi vì thử nghiệm huyết tương đường lúc nhịn đói thì đủ để chẩn đoán bệnh tiểu đường, nó thay thế cho cách thử nghiệm bằng sức chịu đựng đường qua cách uống.
  • Sự khám nghiệm mắt có thể phát hiện bệnh tiểu đường võng mạt (diabetic retinopathy). Những chẩn đoán khác và giám sát bao gồm phân tách hóa chất trong nước tiểu có acetone và thử máu cho glycosylated hemoglobin (HbA1c) cho kết quả hiện tại đường cortisol cũng gọi là hydrocortisone (phát tiết ra từ võ thượng thận)

 

        Phân loại những chỉ số máu đường (blood glucose):

        Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ phân loại các chỉ số máu đường lúc nhịn đói như sau:

  •  Bình thường (normal): < 100 mg/dl
  • Tiền tiểu đường (prediabetes): 100 đến 125 mg/dl
  •  Bệnh tiểu đường (diabetes):  ­­­­= hay > 126 mg/dl

 

       Chữa trị (Treatment):

        Điều trị hiệu quả bình thường cho đường máu và giảm các biến chứng phức tạp bằng cách dùng insulin thay thế, ăn uống kiêng cữ và tập thể dục. Hiện nay hàm lượng dùng insulin thay thế có mấy dạng: đơn hàm lượng (single dose), tổng hàm lượng (mixed dose), phân hàm lượng (split-mixed dose), đa hàm lượng (multiple dose) cho phương pháp điều trị bằng một ống bơm insulin. Insulin có thể tác động nhanh, tác động ngay tức khắc, tác động lâu dài hay tổng hợp các cách trên. Nó có thể là tiêu chuẩn hay lọc trong tinh chế, có thể trích từ nguồn bò, heo hay con người.

Tinh chất insulin từ con người hiện được dùng phổ biến ngày nay. Thay thế tụy tạng (pancreas transplantation) được thí nghiệm và đòi hỏi phải bị mãn tính nén sức đề kháng.

Chữa trị thành công đòi hỏi sự hiểu biết giáo dục về kiêng khem một cách rộng rãi bao quát. Thực đơn ăn uống cho bệnh nhân phải được xác định cụ thể đo lường đúng số lượng tổng hợp các thức ăn. Hầu hết các thức ăn có thể được ăn đúng lúc, kiêng khem được hướng dẫn theo toa chỉ định cũng như đời sống và văn hoá cá biệt, hầu có thể cải tiến tôn trọng và kiểm soát một cách triệt để được. Cho những bệnh nhân béo phì loại 2, giảm cân nặng là mục tiêu tối hậu. Trong tiểu đường loại 1 năng lượng (calories) phân định có thể cao, tùy theo sự tăng trưởng của mỗi giai đoạn và chỉ số hoạt động.

Tiểu đường loại 2 có thể đòi hỏi dùng thuốc uống chống bệnh tiểu đường để kích thích nội sinh sản xuất insulin, làm gia tăng nhạy cảm tại những mức độ mô tế bào, và áp chế sinh đường trong tạng gan.

Chữa trị lâu ngày cho những biến chứng tiểu đường bao gồm thay thế hay lọc thận hư, bại thận (renal failure), giải phẫu mắt võng mạc (photocoagulation for retinopathy) và các mạch máu vì bệnh phình mạch máu. Tỉ mỉ kỹ càng kiểm soát máu đường thì rất cần thiết.

        Cảnh giác (alert)

        Bất cứ bệnh nhân nào có vết thương quá 8 tuần không lành mặc dầu được chữa đúng tiêu chuẩn cho vết thương và giải phẫu thay thế không có cải tiến, được xem như cần trị liệu áp lực dưỡng khí (hyperbaric oxygen therapy), cách này làm gia tăng chữa lành và do đó làm ít đi bị cắt bỏ (amputations) tay chân.

        Giữ gìn mức lượng máu đường gần bình thường cho 5 năm hay hơn để giảm các bệnh chứng hình thành như bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh thần kinh. Trong tiểu đường loại 2 áp huyết máu cũng phải được kiểm soát, đừng hút thuốc lá, tất cả sẽ làm giảm đi các biến chứng cho bệnh tim mạch (cardiovascular disease).

Công ty MD Herbs đã dầy công nghiên cứu các loại dược thảo thiên nhiên hiện đại, được các nhà khoa học luôn tìm tòi thí nghiệm trên các triệu chứng của bệnh trạng và có kết quả hết sức ngạc nhiên trong việc kiểm soát và phục hồi bệnh tiểu đường với các thử nghiệm máu, cũng như bệnh nhân cảm thấy các biến chứng gây ra dần dần biến mất, phục hồi sinh lực sức sống, sau khi dùng thuốc MD Herbs Blood Sugar Formula # 8, phối hợp với MD Herbs Liver Formula # 4.

                                                               

 

Các bệnh nhân hài lòng khen ngợi và đã giới thiệu đến người thân, bạn hữu. Xin được chúc mừng những bệnh nhân đã dùng có kết quả và cầu mong những bệnh nhân khác đang tìm MD Herbs cũng sẽ được như ý và thoát được các biến chứng của bệnh tiểu đường.